Bệnh viêm khớp: Triệu chứng điển hình và cách điều trị giúp người bệnh thoát khỏi đau nhức
Là căn bệnh phổ biến trong xã hội, có thể bắt gặp ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ tuổi, nhưng biến chứng viêm khớp lại không hề đơn giản.
Là căn bệnh phổ biến trong xã hội, có thể bắt gặp ở cả người cao tuổi lẫn người trẻ tuổi, nhưng biến chứng viêm khớp lại không hề đơn giản. Người mắc căn bệnh này không những đau nhức, khó chịu, mà còn có khả năng đối mặt với nguy cơ tàn phế, mất chức năng vận động, teo cơ, biến dạng khớp, hay mắc các bệnh về tim mạch,… Do vậy, việc hiểu rõ các nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết là điều rất cần thiết nhằm phòng và điều trị bệnh hiệu quả.
Bệnh viêm khớp là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm khớp, còn có tên tiếng Anh là Arthritis, là thuật ngữ chỉ các rối loạn ảnh hưởng tới các khớp xương như khớp gối, cổ tay, cổ chân, vai,… Người mắc viêm khớp thường cảm giác đau nhức, sưng tấy kéo dài khiến các hoạt động bị hạn chế.
Bệnh viêm khớp
Khi mắc bệnh viêm khớp, không ít người có câu hỏi “Viêm khớp có nguy hiểm không?”. Giải đáp thắc mắc này, bác sĩ Lê Phương – GĐ chuyên môn Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam cho biết viêm khớp được đánh giá là một trong số những bệnh xương khớp phổ biến và nguy hiểm hàng đầu. Mặc dù bệnh không dẫn tới tử vong nhưng lại là nguyên nhân có thể gây tàn phế suốt đời. Trường hợp bị viêm khớp nặng có thể dẫn tới một số biến chứng như:
- Biến dạng khớp, dính khớp
Khi chuyển sang giai đoạn toàn phát, các khớp như khớp gối, khớp háng, khớp ngón tay, chân,… bắt đầu bị tổn thương, biến dạng khó phục hồi. Các khớp này có thể sưng, phù nề dẫn tới khó gấp, duỗi.
Ngoài ra, viêm khớp có thể dẫn tới tràn dịch ổ khớp, gây dính khớp ở tư thế nửa co, nửa duỗi. Hậu quả là người bệnh mất khả năng hoạt động, thậm chí tàn phế suốt đời.
- Teo cơ, hạn chế vận động
Bệnh nhân viêm khớp khi gặp biến chứng này có thể bị ảnh hưởng tới khả năng đi lại, di chuyển gặp khó khăn, và khó đứng vững trong thời gian dài.
- Nguy cơ tàn phế
Theo bác sĩ Lê Phương, nếu không được điều trị, sau khoảng 8 -10 năm có tới 40 – 60% bệnh nhân viêm khớp rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, các khớp teo dần, biến dạng khớp xuất hiện và dẫn tới tàn phế.
- Khớp “đớp” vào tim gây tử vong
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người mắc bệnh viêm xương khớp có nguy cơ bị bệnh tim mạch cao gấp 4 lần và nguy cơ đột quỵ cao gấp 2 lần so với người bình thường. Một số bệnh tim mạch là biến chứng thường gặp của viêm khớp phải kể tới xơ vữa động mạch, tim tắc nghẽn. Đây đều là những bệnh nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đây đều là những biến chứng vô cùng nguy hiểm với sức khoe do vậy việc sớm điều trị bệnh là điều rất cần thiết, tránh bệnh diễn biến phức tạp, khó điều trị.
Các dạng viêm khớp thường gặp
Theo bác sĩ Lê Phương, có khoảng 100 loại viêm khớp khác nhau, trong đó có thể là bệnh viêm khớp đơn thuần hoặc viêm khớp có ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Một số dạng viêm khớp thường gặp phải kể tới:
Có thể gặp nhiều dạng bệnh viêm khớp
- Viêm khớp dạng thấp: Tình trạng mãn tính do rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ miễn dịch tấn công nhầm vào các mô chính trong cơ thể dẫn tới đỏ, đau, xơ cứng và sưng khớp,….
- Viêm khớp gối: Do các sụn khớp gối bị bào mòn khiên xương cọ sát vào nhau gây đau, tê nhức xung quanh đầu gối.
- Viên khớp háng: Tình trạng khớp háng bị tổn thương, viêm nhiễm ở một hoặc cả bên bên khớp, gây ra đau. Các cơn đau có thể từ vị trí viêm ban đầu lan xuống đùi, chân, thắt lưng hay hông.
- Viêm khớp cổ tay: Là hiện tượng sụn ở giữa các khớp cổ tay bị bào mòn khiến xương bị cọ xát với nhau gây viêm và đau.
- Viêm khớp cùng chậu: Là tình trạng viêm khớp giữa xương cột sống và xương chậu. Bệnh nhân có thể bị viêm một hoặc nhiều khớp.
- Viêm khớp vai: Xảy ra do các phần mềm quanh khớp như gân, cơ, dây chằng,… bị tổn thương gây đau, làm hạn chế vận động ở con người.
Nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu viêm khớp
Nhận biết sớm nguyên nhân gây viêm xương khớp cũng như các triệu chứng bệnh giúp người bệnh có hướng điều trị kịp thời, đúng cách, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Nguyên nhân viêm xương khớp phổ biến
Viêm khớp là bệnh tự miễn với sự tham gia của nhiều yếu tố hủy hoại các khớp một cách đối xứng khiến người bệnh đau đớn cùng cực khi vận động. Cụ thể:
Nguyên nhân gây viêm khớp
- Do tuổi tác: Khi tuổi càng cao, các tế bào xương càng già hóa, dễ bị tổn thương. Khớp xương cũng bị khô, không còn tiết ra nhiều dịch khớp. Ngoài ra, sụn cũng giòn và dễ gãy hơn. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới bệnh.
- Do chấn thương: Chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn hoặc trong lúc làm việc cũng có thể ảnh hưởng tới xương khớp, làm gia tăng nguy cơ bị viêm.
- Di truyền: Nhiều người sinh ra có cơ địa xương khớp yếu, xương dễ thoái hóa, bị tổn thương và viêm.
- Béo phì: Trọng lượng cơ thể lớn sẽ tạo áp lực cho các khớp xương như xương cột sống, xương hông, khớp gối,… Đây cũng là lý do người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Tính chất nghề nghiệp: Nhiều người có nguy cơ mắc viêm xương khớp do bê vác vật nặng hoặc hoạt động ở một tư thế trong thời gian dài. Các hoạt động này có thể khiến xương bị bào mòn, tạo thành phản ứng viêm.
- Do viêm nhiễm tại chỗ: Bệnh cũng có thể xuất phát do sự tấn công của vi khuẩn, virus, dị nguyên,… gây ảnh hưởng đến sụn khớp và dẫn tới viêm.
2. Triệu chứng viêm xương khớp điển hình
Tùy thuộc vào vị trí viêm, loại viêm khớp cũng như giai đoạn bệnh mà triệu chứng bệnh cũng có sự thay đổi. Một số biểu hiện của bệnh viêm khớp bao gồm:
- Đau khớp: Người mắc bệnh thường cảm thấy đau khớp dữ dội, đôi khi phát ra tiếng kêu lạo xạo. Nguyên nhân là do dịch khớp khô dần, sụn khớp bị bào mòn khiến các đầu xương tiếp xúc trực tiếp với nhau.
- Cứng khớp: Viêm khớp đi kèm với tình trạng xơ dính các hệ thống cơ, dịch khớp và dây chằng. Điều này khiến người bệnh khó cử động các khớp, nhất là vào buổi sáng.
- Sưng tấy khớp: Viêm xương khớp hoặc viêm xung quanh sụn khớp gây ra hiệu ứng nóng, đỏ, sưng tấy. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức khó chịu khi chạm vào các vùng này.
- Yếu cơ: Cảm giác đau đớn, mệt mỏi, ngại vận động là triệu chứng điển hình của bệnh. Nguyên nhân là do các cơ xung quanh khớp yếu dần, thậm chí có thể bị teo và tê liệt.
- Hạn chế vận động: Người bệnh gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác cần sự dẻo dai của khớp như đi lại, cúi, xoay người,…
Khi nào cần gặp bác sĩ? Người Việt thường chủ quan mà thờ ơ với các biểu hiện bất thường của cơ thể, điều này tạo điều kiện cho bệnh lý phát triển thuận lợi và gây nguy hại tới sức khỏe, khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng thì mới phát hiện ra.
Vì vậy ngay khi thấy bất cứ triệu chứng nào kể trên, bạn hãy tới cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp để thăm khám và xác định tình trạng của bản thân càng sớm càng tốt.
Đặc biệt, nếu thấy những biểu hiện dưới đây thì hãy đi thăm khám, đừng chần chừ:
- Các khớp đau nhức ngay cả khi không di chuyển hay hoạt động.
- Tại vị trí khớp quan sát thấy hiện tượng sưng, đau, đỏ tấy hay cứng khớp.
- Viêm tại vùng khớp.
Ngay khi thấy xuất hiện những triệu chứng kể trên, người bệnh cần sớm liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn cụ thể và có phương pháp điều trị kịp thời. Để được chuyên gia Lê Phương, thầy thuốc ưu tú có hơn 40 năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh xương khớp tư vấn, bệnh nhân có thể liên hệ theo thông tin sau:
Bị viêm xương khớp điều trị như nào? Cách trị bệnh phổ biến hiện nay
Chữa bệnh sớm khỏi sớm, vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng viêm xương khớp, cách tốt nhất là người bệnh nên tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để được thăm khám, chẩn đoán bệnh.
Để đưa ra chẩn đoán bệnh nhân mắc viêm khớp, bên cạnh việc thăm hỏi các triệu chứng ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành một số kiểm tra và xét nghiệm cần thiết để đưa ra kết luận cuối cùng.
- Xét nghiệm máu và nước tiểu: Phát hiện tình trạng viêm khớp thông qua xét nghiệm các loại dịch cơ thể.
- Xét nghiệm dịch khớp: Sau khi làm sạch da, gây tê và lấy một lượng dịch khớp trong ổ khớp thông qua một kim nhọn, quá trình phân tích sẽ được tiến hành nhằm xác định tình trạng viêm tại ổ khớp.
- Chụp X-quang: Hình ảnh chụp sẽ cho thấy sự bất thường của xương như mất sụn, xương bị tổn thương.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Hình ảnh của MRI sẽ thể hiện cấu tạo của các mô mềm như sụn, gân, dây chằng và xương từ đó chỉ ra các tổn thương.
- Soi khớp: Bác sĩ chèn một ống nhỏ thông qua một vết mổ nhỏ tại ổ khớp từ đó quan sát tình trạng hiện tại của khớp một cách kỹ lưỡng.
Để loại bỏ các triệu chứng, người bệnh hiện áp dụng các cách điều trị sau:
1. Chữa viêm xương khớp bằng Tây y
Với phương pháp này, bệnh nhân được điều trị nội nội khoa hoặc ngoại khoa tùy theo tình trạng bệnh của mỗi người.
- Điều trị nội khoa: Thường áp dụng cho hầu hết các trường hợp. Phương pháp sử dụng thuốc đơn thuần hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật. Một số loại thuốc thường gặp phải kể tới thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
- Điều trị ngoại khoa: Sử dụng cho trường hợp bệnh nhân không cử động được, đau kéo dài, điều trị nội khoa không đáp ứng. Điều trị ngoại khoa áp dụng phương pháp phẫu thuật như tạo hình khớp để thay thế khớp, phẫu thuật làm cứng khớp, tạo hình xương,…
Chữa viêm xương khớp bằng Tây y cho hiệu quả nhanh chóng, giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như ảnh hưởng xấu tới hệ tim mạch, gây ra viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng của các cơ quan khác trong cơ. Hơn nữa, ngay cả việc điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật cũng chỉ có tác động lên một phần rất nhỏ tới bệnh mà không xử lý cốt lõi vấn đề. Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật còn có thể gây nhiều biến chứng như liệt người, thậm chí tử vong.
2. Chữa viêm xương khớp bằng bài thuốc dân gian tại nhà
Một số phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian cho bệnh viêm khớp phải kể tới:
Mẹo dân gian chữa viêm đau khớp
- Chữa đau xương khớp bằng gạo nếp cẩm: Gạo nếp cẩm sở hữu nhiều protein, chất xơ và dưỡng chất có lợi cho máu, tim mạch, huyết áp. Người bệnh có thể chế biến nếp cẩm thành các món ăn như sữa chua nếp cẩm, chè nếp cẩm, xôi nếp cẩm,… để điều trị bệnh.
- Chữa đau xương khớp bằng lá ngải cứu: Lá ngải cứu chứa tinh dầu, nhiều cineol, chất kháng khuẩn tự nhiên cùng nhiều hoạt chất có tác dụng giảm đau hiệu quả. Người bệnh có thể dùng lá ngải cứu sắc lấy nước uống 3 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Chữa đau xương khớp bằng dừa và đỗ đen: Đỗ đen chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tính kháng viêm giúp giảm những cơn đau nhức. Chất điện giải trong nước dừa giúp giảm đau cơ, giữ nước và thanh lọc độc tố cho cơ thể. Người bệnh có thể cho đậu đen vào trái dừa, hấp cách thủy 4 tiếng, ăn 1 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Chữa viêm xương khớp bằng mẹo dân gian là phương pháp được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, dễ thực hiện. Các phương pháp chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên, có thể dễ dàng tìm kiếm trong bếp hay trong vườn nhà. Tuy nhiên, sử dụng các bài thuốc dân gian này thường có tính gia truyền, điều trị bằng kinh nghiệm. Do vậy, hiệu quả bài thuốc cũng không ổn định, hoặc có thể tồn tại tác dụng phụ.
3. Chữa viêm xương khớp bằng Y học cổ truyền
Y học cổ truyền xếp bệnh viêm khớp vào loại “Tý chứng”. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do chính khí hư suy, tà khí xâm nhập làm tắc nghẽn hoạt động của gân, mạch, cản trở khí huyết vận hành tới nuôi các khớp gây nên tình trạng nên nhức, mỏi. Ngoài ra, bệnh cũng có thể do phong thấp giao tranh với nhiệt làm cho khí huyết bế tắc, lan tỏa tới các khớp gây viêm và đau.
Do vậy, nguyên tắc điều trị bệnh này trong Đông y chính là đi sâu vào giải độc, giải nhiệt, bồi bổ khí huyết, khu phong trừ thấp. Phương pháp điều trị bằng Y học cổ truyền tác động trực tiếp tới nguyên nhân gây ra bệnh. Vì thế, hiệu quả điều trị cũng được bảo tồn lâu, tránh bệnh tái phát trở lại. Hơn nữa, Y học cổ truyền sử dụng các vị thuốc thảo dược từ thiên nhiên trong điều trị nên an toàn, lành tính với người bệnh.
Nhưng cũng chính vì thế, phương pháp này cần một khoảng thời gian dài để phát huy tác dụng. Đó cũng là nhược điểm của Đông y, khiến nhiều người bệnh “lầm tưởng” về hiệu quả thực tế của bài thuốc.
Lời khuyên của chuyên gia cho bệnh nhân viêm khớp
Theo thầy thuốc ưu tú Lê Phương, để điều trị viêm khớp dứt điểm, bên cạnh áp dụng các phương pháp đặc trị, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt khoa học.
1. Viêm khớp nên ăn gì?
Một số thực phẩm nhất định đã được chứng minh có khả năng chống viêm, tăng cường cho hệ xương khớp và hệ miễn dịch như:
- Cá chứa nhiều Omega-3
- Ngũ cốc nguyên hạt
- Các loại gia vị: ớt, hạt tiêu, gừng, tỏi
Thực phẩm cho người viêm xương khớp
- Quả mọng như anh đào, việt quất, mận, sơ-ri,..
- Thực phẩm giàu Beta carotene như xà lách romaine, rau bina, khoai lang, cà chua,…
- Nấm
- Đậu nành
- Các sản phẩm sữa
- Các loại quả có múi
2. Viêm khớp kiêng gì?
Bệnh nhân cần kiêng một số thực phẩm có thể làm bệnh trầm trọng thêm. Trong đó phải kể tới:
- Thực phẩm có hàm lượng photpho cao như phủ tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp.
- Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ.
- Đồ uống ngọt, bánh kẹo, món ăn nhiều đường, muối.
- Chuối tiêu, cà ghém, cà pháo, canh cua, thịt chó.
- Các sản phẩm bơ sữa vì thành phần có nhiều chất béo bão hòa.
- Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông,..
3. Chế độ sinh hoạt
Chế độ sinh hoạt, vận động có ảnh hưởng lớn tới bệnh nhân viêm khớp. Người bệnh cần chú ý:
- Trong sinh hoạt, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, nên thay đổi tư thế cho thoải mái hơn.
- Nên vận động thường xuyên với các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga,… để tăng cường sự dẻo dai của xương khớp.
- Hạn chế mang vác vật nặng bởi điều này có thể dẫn đến tổn thương khớp gây ra đau nhức.
- Nếu làm việc trong môi trường lạnh cần mang tất chân để giữ ấm giúp phòng ngừa các bệnh về xương khớp.
Viêm khớp là bệnh có thể trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm, lựa chọn đơn vị uy tín để thăm khám và chữa trị. Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam là đơn vị uy tín hàng đầu cả nước hiện nay trong điều trị bệnh bằng y học cổ truyền. Bệnh nhân có thể sớm đặt lịch khám, để được chẩn đoán bệnh kịp thời.